Picture 1 Picture 2 Picture 3 Picture 4 Picture 5
Giới thiệu công ty
Các thành tích đạt được
Huân chương lao động Hạng 3 Bằng khen <br />Thủ tướng Chính phủ Cúp vàng xuất sắc<br /> Ngành Thẩm định giá Việt Nam Cúp vàng Doanh nhân văn hóa Cúp vàng thương hiệu nổi tiếng Việt Nam
Các đối tác
Thẩm định dự án đầu tư
Thông tin tuyển dụng
Văn bản tải về
Weblink
Hội TĐGVN - www.vva.org.vn
Bộ Tài Chính - www.mof.gov.vn
Sở TN & MT TP. Hồ Chí Minh
Sở Tài Chính TP. Cần Thơ
Sở Tài Chính Bình Dương
Sở TN & MT TP. Cần Thơ
VPC Asia Pacific
Hội TĐG thế giới WAVO
KH là các Sở, Ban, Ngành, UBND
Pháp lý về tài sản thẩm định
PHÁP LÝ ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN
Mục đích thẩm định giá bất động sản
• Bảo toàn tài sản.
• Mua bán, chuyển nhượng.
• Biến động chủ quyền tài sản của doanh nghiệp.
• Thanh lý, bán đấu giá...
• Tính thuế và hạch toán sổ sách, báo cáo tài chính.
• Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa.
• Đền bù giải tỏa.
• Chứng minh tài sản để du học và vay vốn ngân hàng...
GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI TÀI SẢN YÊU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
• Cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân của chủ sở hữu tài sản.
• Pháp nhân: Giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có).
• Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương (nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng yêu cầu thẩm định giá).
• Văn bản xác nhận lưu giữ hồ sơ gốc của Ngân hàng (nếu tài sản đang thế chấp vay vốn).
1. THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
• Giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở.
Nếu không có giấy QSDĐ và QSHN thì phải có giấy tờ sau:
• Giấy chứng nhận mua bán sở hữu nhà.
• Hợp đồng mua bán.
• Bản đồ hiện trạng, vị trí.
• Giấy phép xây dựng, bản vẽ hoàn công.
• Tờ khai lệ phí trước bạ.
• Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.
2. THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
• Giấy chứng nhận QSDĐ (Sổ đỏ) hoặc Quyết định giao đất.
• Tờ khai nộp thuế QSDĐ.
• Bản đồ hiện trạng, vị trí (nếu có).
3. THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
• Giấy chứng nhận QSH công trình, bản vẽ hoàn công, bản vẽ xây dựng.
PHÁP LÝ ĐỐI VỚI ĐỘNG SẢN
Mục đích thẩm định giá động sản
• Phục vụ thuê tài chính.
• Bảo hiểm
• Mua sắm mới, đấu thầu mua sắm, mua bán, tư vấn.
• Thanh lý, bán đấu giá...
• Tính thuế và hạch toán sổ sách, báo cáo tài chính.
• Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa.
• Đền bù giải tỏa.
GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI TÀI SẢN YÊU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘNG SẢN
• Cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân của chủ sở hữu tài sản.
• Pháp nhân: Giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có).
• Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương (nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng yêu cầu thẩm định giá).
• Văn bản xác nhận lưu giữ hồ sơ gốc của Ngân hàng (nếu tài sản đang thế chấp vay vốn).
1. ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐÃ QUA SỬ DỤNG
• Phương tiện vận tải:
- Đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận đăng kiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xe.
- Hợp đồng mua bán (nếu có).
- Hợp đồng, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận ATKT đối với xe bồn.
- Giấy chứng nhận, sổ kiểm tra ATKT.
• Trạm xăng dầu:
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật bồn chứa.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
- Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện về PCCC.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật.
• Dây chuyền máy móc thiết bị:
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá.
- Bản vẽ TK quy trình sản xuất của dây chuyền.
- Invoice/Packing list (MMTB nhập khẩu).
- Bản vẽ chi tiết máy (nếu có).
2. ĐỐI VỚI TÀI SẢN MUA SẮM MỚI
• Tờ trình dự toán mua sắm tài sản được phê duyệt.
• Hóa đơn chứng từ (trường hợp bán thanh lý).
• Catalogue (nếu có).
PHÁP LÝ ĐỐI VỚI THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp:
• Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lý tài sản hay thành lập các liên doanh, cổ phần hóa...
• Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• Các kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp cũng là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính.
Các loại hình doanh nghiệp bao gồm:
• Các doanh nghiệp, xí nghiệp nhà nước.
• Doanh nghiệp tư nhân.
• Công ty cổ phần.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn
GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Các hồ sơ pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp:
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST)
• Các quyết định, công văn, văn bản liên quan đến mô hình hoạt động của từng Doanh nghiệp.
Các tài liệu liên quan để tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp:
1. Bảng cân đối kế toán 3 năm (đối với doanh nghiệp sản xuất) và 5 năm (đối với doanh nghiệp dịch vụ) liền kề trước khi thẩm định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp (đã quyết toán thuế nếu có).
2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (đối với doanh nghiệp sản xuất) và 5 năm (đối với doanh nghiệp dịch vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm tiến xác định giá trị doanh nghiệp (đã quyết toán thuế nếu có).
3. Bảng lưu chuyển tiền tệ.
4. Bảng cân đối tài khoản tại thời điểm tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp.
5. Các bảng chi tiết các tài khoản:
• Tiền mặt: bảng kiểm kê quỹ tiền mặt.
• Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê tiền gửi Ngân hàng + bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.
• Các khoản đầu tư ngắn và dài hạn.
• Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn.
• Chi phí trả trước dài hạn.
• Các khoản phải thu.
• Các khoản phải trả.
• Hàng tồn kho.
• Công cụ dụng cụ.
• Các khoản vay ngắn và dài hạn (bảng đối số số dư tiền vay tại ngân hàng).
• Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả (bảng đối chiếu).
• Chênh lệch tỷ giá trong thanh toán (nếu có).
• Tài sản cố định.
6. Bảng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận góp vốn liên doanh liên kết; tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.
7. Bảng kê chi tiết nguồn vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác (nếu có) như: vốn góp liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập Công ty TNHH:
• Báo cáo tài chính 5 năm đã được kiểm toán.
• Hợp đồng góp vốn liên doanh.
• Điều lệ liên doanh.
• Bảng thống kê lãi liên doanh được chia từ khi được thành lập.
8. Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
9. Các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của doanh nghiệp.
• Đối với đất và công trình xây dựng: giống phần PHÁP LÝ ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN
• Đối với động sản: giống phần PHÁP LÝ ĐỐI VỚI ĐỘNG SẢN
Copyright © 2012 by SIAC
Công ty CP Thông tin và Thẩm định Giá Tây Nam Bộ - SIAC
Địa chỉ: 24 Nguyễn Ngọc Lộc, Phường 14, Quận 10, TP. HCM
Điện thoại: 028.38681321 - 38681322 - Fax: 028.38681320